Cách phân biệt và sự khác nhau giữa cổng USB Type-C và Thunderbolt 3

Đăng bởi Tupac Shakur vào lúc 08/09/2021

Điểm khác nhau giữa USB Type-C và Thunderbolt 3

USB Type-C là tên của một chuẩn cổng cắm vật lý, còn Thunderbolt 3 lại là giao thức kết nối sử dụng chính USB Type-C để truyền tải dữ liệu.

  • USB Type-C, hay còn gọi là USB-C là chuẩn USB mới nhất hiện nay. Cổng USB-C đang được các nhà sản xuất trang bị rộng rãi trên các dòng sản phẩm điện tử của mình vì những ưu điểm vượt trội mà cổng kết nối này mang lại. Thứ nhất là cổng USB-C có thiết kế rất nhỏ gọn, bo tròn, đối xứng ở các phần và cho phép người sử dụng cắm theo nhiều chiều khác nhau mà không gặp vấn đề. Bên cạnh đó, cổng USB-C khi kết hợp cùng phiên bản USB 3.1 cho tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 10 Gbps, đồng thời cung cấp dòng điện đến 100 W, đủ để sạc cho phần lớn các thiết bị điện tử, thậm chí là cả laptop.
  • Thunderbolt 3 là một giao thức, có điều nó là sự kết hợp của 2 giao thức khác là PCI Express (để truyền tải dữ liệu) và DisplayPort (để truyền tải hình ảnh). Thunderbolt 3 cũng xài cổng USB-C để truyền tính hiệu, và điểm đáng chú ý đó là con chip điều khiển của Thunderbolt 3 còn hỗ trợ luôn cho giao thức USB bình thường nữa. Thunderbolt 3 có băng thông kết nối lên tới 40Gbps, cao gấp đôi so với hai thế hệ trước trong khi điện năng tiêu thụ thì chỉ bằng phân nửa. Và để dễ so sánh thì con số 40Gbps này lớn hơn gấp 4 lần so với USB 3.0 gen 2. Thunderbolt 3 cho phép máy tính xuất ra đến 2 màn hình 4K cùng lúc thay vì chỉ 1 màn hình như các đời Thunderbolt trước. 

Bảng so sánh những khác biệt chính giữa 2 chuẩn kết nối này:

Chức năng Thunderbolt 3 USB-C
Tốc độ Lên đến 40GB/s Lên đến 10GB/s
Hiển thị 2 màn hình 4K hoặc 1 màn hình 5K 1 Màn hình 4K
Hỗ trợ card đồ họa gắn ngoài Không
Thiết bị tương thích Thunderbolt 3, và các thiết bị Thunderbolt 2, Thunderbolt sử dụng bộ chuyển đổi.

 

Thiết bị USB-C

Các thiết bị USB 3.x/2.x sử dụng bộ chuyển đổi với tốc độ giới hạn ở khả năng tối đa của thiết bị.

Thiết bị USB-C

 

Các thiết bị USB 3.x/2.x sử dụng bộ chuyển đổi với tốc độ giới hạn ở khả năng tối đa của thiết bị.

Lưu ý: Không tương thích với các thiết bị Thunderbolt.

Khả năng mở rộng Lên đến tối đa 6 thiết bị Chỉ có thể kết nối với một thiết bị duy nhất.

Tóm lại là tất cả các cổng Thunderbolt 3 cũng đều là cổng USB-C, nhưng không phải tất cả các cổng USB-C đều là cổng Thunderbolt 3.

Cách nhận biết phân biệt nhanh USB Type-C và Thunderbolt 3

Trong hai thế hệ đầu tiên của Thunderbolt (2011) và Thunderbolt 2 (2013), Intel đã dựa vào kết nối Mini DisplayPort và Thunderbolt 3 được ra mắt vào năm 2015. Thế hệ này sử dụng kết nối USB-C linh hoạt hơn rất nhiều cho phép kết hợp nhiều loại thiết bị ngoại vi lại với nhau. Một điều dễ gây nhầm lẫn ở đây là các cổng kết nối này trông giống hệt nhau và cách duy nhất để phân biệt chúng một cách trực quan là tìm kiếm ký hiệu dấu sấm sét của logo Thunderbolt 3. Tuy nhiên, chúng lại sử dụng giao thức truyền tải khác nhau. Nói một cách dễ hiểu hơn, cả hai thiết bị này đều được trang bị đầu cắm là USB-C nhưng có giao thức truyền dữ liệu khác nhau, đó là Thunderbolt 3 và USB 3.1.

Cách đơn giản nhất để mô tả điểm khác biệt này là USB-C (hay còn gọi là USB Type C) đề cập đến số đầu nối (cổng) và thông số cáp, trong khi Thunderbolt 3 đề cập đến các khả năng có sẵn trên USB-C. Đó là lý do vì sao Thunderbolt 3 được coi là USB-C “tất cả trong một” vì nhờ nó, bạn có thể kết nối với các thiết bị, màn hình Thunderbolt và hàng tỷ thiết bị hỗ trợ USB 3.1/3.0/2.0.
Đối với việc sử dụng máy tính cá nhân hằng ngày, các thiết bị USB-C cung cấp một sự cân bằng về giá cả và hiệu suất. Nếu bạn sở hữu máy tính được trang bị cổng kết nối Thunderbolt 3 và có nhu cầu sử dụng các thiết bị có tốc độ truyền tải dữ liệu lớn, sử dụng nhiều màn hình hiển thị 4K, 5K hay muốn sử dụng card đồ họa gắn ngoài, thì lúc đó các thiết bị Thunderbolt 3 sẽ là một lựa chọn tuyệt vời hơn.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)